HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN CẤP TỐC TẠI HÀ NỘI
Quy trình hạch toán kế toán trên phần mềm Misa
Với phần mềm MISA SME.NET 2012, NSD
chỉ cần cập nhật số liệu kế toán phát sinh còn toàn bộ các sổ sách kế
toán sẽ được hệ thống tự động xử lý và in ra các báo cáo từ chi tiết đến
tổng hợp.
Khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh,
NSD phải nhập đúng và đủ các thông tin của nghiệp vụ đó vào phần mềm, hệ
thống sẽ tự động tổng hợp số liệu lên các báo cáo kế toán liên quan.
Vấn đề đặt ra là NSD phải biết nhập những thông tin gì? nhập ở đâu? và
nhập như thế nào?
Hệ thống đã phân chia thành các phân
hệ theo từng nghiệp vụ kế toán cụ thể trên menu Nghiệp vụ. Mỗi nghiệp vụ
kế toán sẽ được xử lý trong một hộp hội thoại nhất định. Tuy nhiên sẽ
có một số nghiệp vụ kế toán phải được xử lý đồng thời ở hai hay nhiều
hộp hội thoại liên quan.
Chương này hướng dẫn NSD cách hạch toán nghiệp vụ kế toán bằng phần mềm MISA SME.NET 2012 trên các phần hành sau:
- Quỹ
- Ngân hàng
- Mua hàng
- Bán hàng
- Kho
- Công cụ dụng cụ
- Tài sản cố định
- Tiền lương
- Giá thành
- Thuế
- Tổng hợp
Đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp thông qua các phân hệ:
- Ngân sách
- Hợp đồng
- Cổ đông
- Quản lý phát hành hóa đơn
Hệ thống kế toán doanh nghiệp được xây dựng bằng phần mềm MISA SME.NET 2012 áp dụng các hình thức kế toán sau:
- Nhật ký chung
- Nhật ký - Sổ cái
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký - Chứng từ
- Kế toán máy
Một số thông tin thống nhất chung cho các quy trình hạch toán:
Mỗi phần hành kế toán có quy trình
hạch toán riêng, tuy nhiên trên các màn hình nhập liệu chứng từ trong
menu Nghiệp vụ của MISA SME.NET 2012 lại có một số khái niệm và thao tác
thực hiện giống nhau như sau:
Ngày chứng từ: Là ngày của chứng từ kế toán (VD: Phiếu thu, Phiếu chi,…).
Ngày hạch toán: Là ngày ghi sổ của chứng từ.
Số chứng từ: Là
số của chứng từ kế toán, hệ thống sẽ tự động hiển thị tăng số chứng từ
cho các chứng từ được thêm mới. NSD cũng có thể sửa đổi lại số chứng từ
theo quy ước của doanh nghiệp (VD: Số Phiếu thu, Số Phiếu chi…).
Diễn giải: Diễn giải nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kế toán (hoặc diễn giải theo từng dòng định khoản chi tiết).
TK Nợ/TK Có: Nhập
tài khoản chi tiết nhất của bút toán định khoản. Nếu nghiệp vụ kế toán
có định khoản một Nợ nhiều Có hoặc một Có nhiều Nợ, phải tách làm nhiều
dòng cùng TK Nợ nhưng khác TK Có hoặc cùng TK Có nhưng khác TK Nợ.
Loại tiền: Lựa chọn loại tiền sử dụng trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Việt Nam đồng (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng Bảng Anh (GBP) …
Tỷ giá: Nhập tỷ giá hối đoái.
Số tiền: Nhập số tiền chi tiết của nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Đối tượng:
Chọn đối tượng liên quan tới nghiệp vụ kế toán phát sinh trong danh
sách đối tượng đã khai báo (Khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên). Việc
chọn đối tượng nhằm mục đích theo dõi, quản lý được các giao dịch như:
thu, chi, nhập, xuất, công nợ,... theo từng đối tượng. Hoặc thể hiện tên
của người nộp tiền, người nhận tiền, người giao, người nhận hàng trên
các chứng từ, báo cáo. Ngoài ra với các báo cáo công nợ có thể theo dõi
chi tiết đến từng đối tượng như: Báo cáo công nợ theo khách hàng, nhà
cung cấp,....
Đối tượng tập hợp chi phí: Cho phép chọn các đối tượng tập hợp chi phí liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.
Hợp đồng: Chọn hợp đồng liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mã thống kê: Nhằm mục đích thống kê các chứng từ được nhập vào phần mềm theo một tiêu thức cụ thể.
Loại hóa đơn: Loại hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT...) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ngày hóa đơn: Ngày hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT...) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ký hiệu HĐ: Ký hiệu hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT...) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Số hóa đơn: Số hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT...) liên quan đến nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT.
TK thuế: Tài khoản hạch toán thuế GTGT đầu vào hoặc thuế GTGT đầu ra.

Trong mỗi phần hành kế toán, nội dung hướng dẫn bao gồm các phần sau:
- Nội dung: Trình bày nội dung chi tiết của các phần hành kế toán.
- Mô hình hóa các hoạt động: Là sơ đồ mô hình hóa quy trình xử lý của từng phần hành trên phần mềm.
- Quy trình thực hiện: Là các bước thực hiện trong các phần hành kế toán.
+ Chứng từ đầu vào: Là các chứng từ gốc mà người nhập số liệu kế toán dùng làm căn cứ để nhập số liệu và hạch toán.
+ Khai báo các danh mục: Là việc khai báo các danh mục sẽ được sử dụng trong quá trình nhập liệu trên từng phần hành kế toán.
+ Cách thực hiện trên phân hệ: Là việc thực hiện các bước nhập số liệu trên từng phân hệ của phần mềm.
+ Xem và in chứng từ, sổ sách, báo cáo: Xem và in các chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán có liên quan đến từng nghiệp vụ.

Màn hình danh sách chứng từ bao gồm:
· Thanh tác nghiệp: Gồm 03 phần
- Thêm: Cho phép thêm các chứng từ thuộc phân hệ hiện thời.
- Danh sách: Cho phép xem nhanh danh sách chứng từ hoặc danh mục liên quan đến phân hệ hiện thời.
- Báo cáo: Cho phép xem nhanh các báo cáo liên quan đến phân hệ hiện thời.
· Màn hình danh sách: Danh sách các chứng từ của nghiệp vụ hiện thời.
· Các thông tin liên quan: Thông tin chi tiết về chứng từ được chọn ở màn hình danh sách.
CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
CS1: Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà NộiCS2: Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà NộiCS3: KĐT Việt Hưng - Long Biên - Hà NộiCS4: KĐT Văn Khê - Hà Đông - Hà NộiCS5: Thị trấn Đông Anh - Hà Nội |
CS6: Trần Thái Tông - Tp. Thái BìnhCS7: Trần Nguyên Hãn - Thọ Xương - Bắc GiangCS8: phường Trung Thành - Tp. Thái NguyênCS9: Lê Hồng Phong - Tp. Nam ĐịnhCS10: Lê Chân - Hải Phòng |
Mr Thật: 0989.233.284 – 0916.359.238
http://dayhocketoan.com/
Bạn muốn biết các loại hàng được vận chuyển bằng đường hàng không. Hay là quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, quy trình xuất khẩu hàng may mặc. Hay cần biết cách đóng gói hàng chuyển phát nhanh 10*những chứng từ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa.
Trả lờiXóaBạn hãy liên hệ Proship nhé, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chưa kể nếu bạn cần chuyển hàng chúng tôi có các dịch chuyển, giao hàng đa dạng và còn rất nhiểu dịch vụ khác...